Tin tức sự kiện 16 Tháng Bảy 2015 12:20:00 SA

Thể lệ tham gia Giải thưởng Công nghệ thông tin - Truyền thông TP.HCM lần VII


 THỂ LỆ THAM GIA 

GIẢI THƯỞNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG

 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN VII NĂM 2015

 

Điều 1: Giới thiệu chung về Giải thưởng

Giải thưởng Công nghệ thông tin - Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh là giải thưởng chính thức do Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức xét và tặng thưởng hàng năm cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có sản phẩm, dịch vụ và thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển Công nghệ thông tin - truyền thông của Thành phố.

Điều 2: Đơn vị tổ chức Giải thưởng

1.       Giải thưởng Công nghệ thông tin - Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chủ trì.

2.       Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan thường trực, ban hành hướng dẫn tham gia giải thưởng, tổ chức đánh giá sơ bộ các hồ sơ tham gia giải thưởng, tham mưu cho UBND Thành phố trong việc tổ  chức xét chọn, quyết định công nhận và tổ chức trao tặng Giải thưởng.

3.       Địa chỉ liên lạc của Cơ quan thường trực:

Địa chỉ: 59, Lý Tự Trọng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

ĐT: (08) 3520 2727 (số nội bộ 310)  Fax: (08) 3520 2424

Website: http://ictawards.ict-hcm.gov.vn    Email:ictawards@tphcm.gov.vn

 

4.       Đơn vị thực hiện: Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền Thông thành phố Hồ Chí Minh.

          ĐT: (08) 3823 3717- 3823 3718 (số nội bộ 217-218-219)

        Fax: (08) 3822 3989

        Website: www.icti-hcm.gov.vn          

        Email:  ttcntttt@tphcm.gov.vn

Điều 3: Đối tượng tham gia

Đối tượng được tham gia Giải thưởng Công nghệ thông tin – Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh (sau đây được gọi tắt là Giải thưởng) là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (sau đây được gọi tắt là đơn vị) có tư cách pháp nhân, có đăng ký hay có giấp phép hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; các cá nhân là người Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người có quốc tịch nước ngoài hiện đang sinh sống làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 4: Cơ cấu giải thưởng

1.       Giải thưởng được xét và trao tặng cho 6 nhóm, theo các lĩnh vực liên quan đến Công nghệ thông tin – Truyền thông như sau:

a)       Doanh nghiệp có sản phẩm và giải pháp phần mềm tiêu biểu.

b)      Doanh nghiệp có sản phẩm phần cứng tiêu biểu. 

c)       Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tiêu biểu.

d)      Đơn vị  ứng dụng Công nghệ thông tin – Truyền thông tiêu biểu.

e)       Đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triển Công nghệ thông tin – Truyền thông thành phố.

f)        Sinh viên ngành Công nghệ thông tin – Truyền thông có thành tích nghiên cứu và học tập xuất sắc.

2.       Đơn vị và cá nhân có thể đăng ký tham gia nhiều nhóm danh hiệu khác nhau, tuy nhiên mỗi nhóm danh hiệu chỉ được xét và trao giải cho một sản phẩm (trừ nhóm danh hiệu d và e nêu tại khoản 1 Điều này).

3.       Các đơn vị và cá nhân đã được trao Giải thưởng vẫn có quyền đăng ký tham gia ở các năm tiếp theo nếu có thành tích đặc biệt xuất sắc, đáp ứng được điều kiện và tiêu chuẩn của Giải thưởng.

4.       Số lượng giải thưởng ở mỗi nhóm danh hiệu sẽ tùy thuộc vào thực tế xét giải nhưng tối đa không quá 5 (năm) giải thưởng cho mỗi nhóm danh hiệu

Điều 5: Thời hạn và thủ tục đăng ký dự thi

1.       Các Đơn vị nộp một bộ Hồ sơ tham gia Giải thưởng gồm có:

a)       Bản đăng ký.

b)      Hồ sơ tham gia Giải thưởng (Kèm theo đĩa CD mô tả chương trình nếu đăng ký nhóm danh hiệu Doanh nghiệp có sản phẩm phần mềm tiêu biểu).

c)        Bản cam kết về quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền đối với sản phẩm, dịch vụ của đơn vị mình.

d)      Bản sao giấy đăng ký kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh (nếu là chi nhánh thì phải bổ sung giấy phép thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh) đối với doanh nghiệp.

e)       Các văn bản xác nhận và giới thiệu của tổ chức cơ quan, doanh nghiệp, giấy chứng nhận thành tích, bảng điểm và các tài liệu chứng minh khác (nếu có).

2.       Bộ Hồ sơ được gửi bằng đường Bưu điện (đảm bảo) hoặc gửi trực tiếp về cơ quan thường trực giải thưởng chậm nhất là 17h ngày 20/9/2015 (theo dấu Bưu điện).

Điều 6: Quyền lợi của các Đơn vị, cá nhân được trao tặng Giải thưởng

1.       Đơn vị, cá nhân đạt Giải thưởng được Chủ tịch UBND thành phố tặng bằng khen kèm theo tiền thưởng. Tổng giá trị Giải thưởng là 50.000.000 đồng (Năm mươi triệu đồng) cho mỗi Nhóm danh hiệu, được chia cho các đơn vị và cá nhân được xét trao giải thưởng trong nhóm.

2.       Đơn vị, cá nhân đạt Giải thưởng được phép quảng bá, tuyên truyền về các sản phẩm, dịch vụ và thành tích của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, được đại diện cho ngành CNTT-TT Thành phố tham gia các cuộc thi và giải thưởng chuyên ngành cấp quốc gia và quốc tế khác.

Điều 7: Tiêu chuẩn và tiêu chí tham gia giải thưởng

1.       Tiêu chuẩn:

1.1  Tiêu chuẩn chung về tư cách hợp lệ của Đơn vị dự thi:

Các Doanh nghiệp đăng ký tham gia Giải thưởng phải cung cấp đủ:

-       Giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập hay giấy phép hoạt động (đối với các tổ chức không phải doanh nghiệp) tại thành phố Hồ Chí Minh. 

-       Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc báo cáo hoạt động liên quan đến công nghệ thông tin của đơn vị (nếu không phải là doanh nghiệp) ba năm 2012, 2013, 2014.

Ưu tiên cho các đơn vị và cá nhân đã đạt các Giải thưởng tại các cuộc thi trong nước và quốc tế về Công nghệ thông tin – Truyền thông trong 5 năm gần nhất hoặc đã đạt các danh hiệu do các Tổ chức, Hiệp hội chuyên ngành trao tặng.

1.2  Tiêu chuẩn về tính hợp lệ của sản phẩm, giải pháp:

a)       Sản phẩm, giải pháp, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng do doanh nghiệp tự phát triển hoặc phát triển sản phẩm, dịch vụ trên nền của một sản phẩm, dịch vụ có sẵn. Riêng đối với các sản phẩm phần cứng phải do doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam.

b)      Doanh nghiệp cần có cam kết hoặc giấy chứng nhận về sở hữu trí tuệ, bản quyền phần mềm, kiểu dáng công nghiệp phần cứng (hoặc giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu), phải đảm bảo tính chính xác và chịu trách nhiệm trong thông tin cung cấp về sản phẩm, giải pháp, dịch vụ đăng ký tham dự.

c)       Trường hợp sử dụng mã nguồn, thiết kế của người khác, tổ chức khác thì phải nêu rõ và kèm theo ý kiến chấp thuận cho phép sử dụng mã nguồn trong sản phẩm, giải pháp dự thi.

d)      Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tham gia nhóm giải thưởng về ứng dụng CNTT-TT:

-       Nếu doanh nghiệp tự phát triển sản phẩm, giải pháp ứng dụng tại đơn vị thì phải đảm bảo tiêu chuẩn (a), (b), (c) nêu trên về tính hợp lệ của sản phẩm, giải pháp.

-       Nếu doanh nghiệp là đơn vị ứng dụng CNTT-TT thuần túy thì phải có các chứng từ, văn bản chứng minh về tính hợp lệ của sản phẩm từ đơn vị cung cấp sản phẩm, giải pháp, dịch vụ cho đơn vị mình. Đồng thời phải có báo cáo phân tích đánh giá rõ hiệu quả của việc ứng dụng. 

2.       Tiêu chí:

2.1  Doanh nghiệp có sản phẩm và giải pháp phần mềm tiêu biểu:

 

STT

Nội dung tiêu chí

I

Đánh giá tính phổ biến, ưu việt trong thực tế triển khai của sản phẩm và giải pháp phần mềm

1.

Tính phổ biến của sản phẩm, giải pháp phần mềm:

-         Sản phẩm, giải pháp phần mềm đáp ứng, giải quyết các nhu cầu cấp thiết của xã hội (chẩn đoán bệnh từ xa, chữ ký số, thông báo kẹt xe, quản lý đóng thuế, đóng thuế qua internet...)

-         Sản phẩm, giải pháp phần mềm có doanh số cao, chiếm thị phần lớn trên thị trường.

-             Có số lượng lớn cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng, triển khai sản phẩm, giải pháp.

-         Có số lượng lớn người sử dụng sản phẩm, giải pháp.

-         Tính thân thiện, tiện dụng đối với người dùng.

2.

Tính ưu việt của sản phẩm, giải pháp phần mềm so với các sản phẩm, giải pháp phần mềm hiện có trên thị trường:

-         Giải pháp bảo mật thông tin.

-         Khả năng tương thích.

-         Khả năng phát triển mở rộng, giải pháp kỹ thuật.

-         Áp dụng ngôn ngữ lập trình mới, tiên tiến.

-         Các thuật toán sử dụng.

II

Các nội dung bổ sung (Để xét điểm cộng thêm)

1

Sản phẩm đã đạt được các giải thưởng trong thời gian 2 năm trở lại đây

2

Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao hơn về doanh số, thị phần, lợi nhuận và nhân lực (so sánh tăng trưởng của doanh số, thị phần, lợi nhuận và nhân lực của doanh nghiệp trong ít nhất 3 năm gần đây)

3

Doanh nghiệp đã đạt các chứng chỉ chất lượng của ngành (ISO, CMMi, …)

4

Sản phẩm đã được đăng ký và cấp giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ, bản quyền phần mềm, giải pháp bảo vệ bản quyền.


2.2  Doanh nghiệp có sản phẩm phần cứng tiêu biểu: 

STT

Nội dung tiêu chí

I

Tính phổ biến của sản phẩm phần cứng

 

-         Sản phẩm có doanh số cao, chiếm thị phần lớn trên thị trường.

-         Sản phẩm có số lượng tiêu thụ lớn, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

-         Sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, được sản xuất và lắp ráp trong nước thuộc các nhóm máy tính (máy chủ, máy để bàn, laptop,...); các sản phẩm vi mạch, thẻ thông minh; thiết bị điện tử có tích hợp công nghệ thông tin, có phần mềm nhúng; thiết bị viễn thông (điện thoại, GPS, hộp đen, thiết bị mạng,..) và các thiết bị khác.

-         Có tính tiên tiến, ưu việt, về công nghệ.

-         Thời gian bảo hành trên 1 năm.

II

Các nội dung đánh giá bổ sung (Để xét điểm cộng thêm)

1

Sản phẩm đã đạt được các giải thưởng trong thời gian 2 năm trở lại đây.

2

Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao hơn về doanh số, thị phần, lợi nhuận và nhân lực (so sánh tăng trưởng của doanh số, thị phần, lợi nhuận và nhân lực của doanh nghiệp trong ít nhất 3 năm gần đây).

3

Đạt được các tiêu chuẩn, chứng chỉ (trong nước và quốc tế) về chất  lượng của ngành như: ISO,… Có dây chuyền sản xuất công nghiệp.

4

Sản phẩm đã được đăng ký và cấp giấy chứng nhận sở hữu kiểu dáng công nghiệp hoặc thương hiệu.

 

2.3  Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tiêu biểu:

STT

Nội dung tiêu chí

I

Đánh giá tính phổ biến của dịch vụ

1

-         Dịch vụ giá trị gia tăng được ứng dụng rộng rãi trên nền dịch vụ viễn thông - internet như thương mại điện tử, dịch vụ nội dung số, dịch vụ OTT, cung cấp chữ ký số, dịch vụ trên nền điện toán đám mây,.. phục vụ cho thương mại và sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.

-         Dịch vụ có doanh số cao, chiếm thị phần lớn trên thị trường.

-         Dịch vụ được sự công nhận của khách hàng về nội dung và chất lượng.

2

Có số lượng lớn người sử dụng dịch vụ.

II

Các nội dung bổ sung (Để xét điểm cộng thêm)

1

Sản phẩm, dịch vụ đã đạt được các giải thưởng trong thời gian 2 năm trở lại.

2

Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao hơn về doanh số, thị phần, lợi nhuận và nhân lực (so sánh tăng trưởng của doanh số, thị phần, lợi nhuận và nhân lực của doanh nghiệp trong ít nhất 2 năm gần đây).

3

Dịch vụ đã được đăng ký và cấp giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ, bản quyền phần mềm, bản quyền tác giả. Các chứng chỉ chất lượng hiện có.


2.4  Đơn vị ứng dụng Công nghệ thông tin tiêu biểu: 

STT

Nội dung tiêu chí

I

Kế hoạch và lộ trình đầu tư CNTT

1.

Kế hoạch ngắn hạn (1 năm)

2.

Kế hoạch và lộ trình dài hạn (2 năm- 5 năm)

II

Đầu tư Hạ tầng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT

1.

Giải pháp mạng tổng thể

1.1

Mạng nội bộ (LAN/WAN) được kết nối internet tốc độ cao

1.2

Mạng không dây (tốc độ cao, đảm bảo môi trường làm việc toàn đơn vị)

1.3

Có giải pháp quản lý thiết bị đầu cuối tập trung :

-         Hệ thống mạng có cấu hình Domain

-         Hệ thống quản lý Endpoint

-         Hệ thống quản lý các điểm phát sóng (access point)

2.

Hạ tầng máy tính

2.1

Máy trạm

-         Tỉ lệ máy tính / nhân viên

2.2

Máy chủ

-         Có đầu tư (mua hoặc thuê) máy chủ đảm bảo vận hành các dịch vụ ứng dụng

2.3

Trung tâm dữ liệu (Datacenter)

-         Có hạ tầng đảm bảo hoạt động cho hệ thống máy chủ (bao gồm sàn nâng, hệ thống lạnh…)

3.

Chữ ký số

4.

Dịch vụ khác

4.1

VPN

-         Có thiết lập Mạng riêng ảo khi truy cập vào hệ thống mạng nội bộ từ internet

4.2

Video conferencing

-         Có hệ thống hội nghị truyề hình

4.3

Voice IP

-         Tổng đài Voice IP

4.4

Khác

III

Đầu tư bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống

1.

Có đầu tư giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống doanh nghiệp

1.1

An toàn an ninh vật lý

-         Có trang bị hệ thống an toàn, dự phòng điện, chống sét và phòng chống cháy nổ, hệ thống giám sát, làm lạnh cho hệ thống máy chủ

1.2

Đảm bảo an toàn dữ liệu

-         Có quản lý phân quyền, truy cập an toàn thông tin (FileServer, Database firewall)

1.3

Đảm bảo an toàn an ninh cho ứng dụng

-         Giải pháp đảm bảo ANTT cho các ứng dụng Web và Email

1.4

Đảm bảo an toàn trong truy cập mạng

-         Có hệ thống tường lửa, IPS, Chống Ddos, Chống thất thoát dữ liệu; kiểm soát truy cập Intenet

1.5

Đảm bảo an toàn cho Endpoint

-         Antivirus, Device control, Personal Firewall, Personal IPS, Ecryption…

1.6

Có giải pháp dự phòng đảm bảo cho tính sẳn sàng hệ thống

-         Backup & Restore

-         DR &DC

-         …

1.7

Đảm bảo an toàn trong giám sát truy cập

-         Hệ thống Audit Active Directory

-         Quản trị tập trung

-         Cảm báo sớm

-         Quản lý mật khẩu

-         Hệ thống định danh

2.

Chính sách an toàn, an ninh thông tin

2.1

Quản lý tài sản thông tin (lưu trữ, bảo mật, truy cập, tránh thất thoát dữ liệu)

2.2

Quản lý sự cố an toàn thông tin

2.3

Quản lý về việc tiếp nhận, duy trì và phát triển duy trì các HTTT

2.4

Các chính sách tuân thủ và đảm bảo

2.5

Các chính sách khác…

IV

Ứng dụng CNTT trong đơn vị

1

Hệ thống giao dịch điện tử

1.1

Có hệ thống tên miền riêng

1.2

Có trang thông tin điện tử giao dịch qua mạng

1.3

Có hệ thống mail nội bộ

2

Hệ thống quản lý điều hành công việc

3

Hệ thống Quan hệ khách hàng (CRM)

4

Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

5

Quản lý chuỗi cung ứng (SCM)

6

Các hệ thống khác

V

Nguồn nhân lực

1

Có cán bộ chuyên trách CNTT (chuyên viên quản trị hệ thống, phần mềm ứng dụng,...)

2

Có lãnh đạo về CNTT (CIO)

3

Trình độ CNTT của đội ngũ nhân viên

3.1

Sau Đại học

3.2

Đại học

3.3

Cao đẳng

3.4

Trung cấp

3.5

Bằng nghề khác

4.

Quá trình phát triển chuẩn hóa đội ngũ nhân sự (trong đó có trình độ về CNTT)

4.1

Đào tạo ngắn hạn về CNTT phổ thông

4.2

Đào tạo ngắn hạn chuyên sâu ngoài nước

4.3

Đào tạo ngắn hạn chuyên sâu trong nước

4.4

Các đào tạo khác cho nhân viên

VI

Tính hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong quá trình quản lý sản xuất, kinh doanh

1.

Tăng năng suất, tiết kiệm chi phí

2.

Tăng cường hiệu quả công tác quản lý kiểm tra giám sát

3.

Đổi mới chuẩn hóa quy trình

4.

Tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong quy trình phục vụ

5.

Hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý, hỗ trợ việc xây dựng các chiến lược nhằm đạt lợi thế cạnh tranh

VII

Các nội dung bổ sung (để xét điểm cộng thêm)

1.

Doanh nghiệp đã đạt được các chứng chỉ chất lượng của ngành

1.1

ISO

2.

Có sự đánh giá tốt của khách hàng, đối tác

2.1

Bằng khen cấp Bộ, Thành phố

2.2

Bằng khen Hội chuyên ngành

2.3

Bằng khen các đơn vị, tổ chức khác

 

2.5  Đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triển Công nghệ thông tin – Truyền thông thành phố.

*  Đối với đơn vị:

a)       Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao về doanh số, thị phần.

b)      Sử dụng lực lượng lao động Công nghệ thông tin – Truyền thông:

-       Có tỷ lệ tăng trưởng nhân lực đạt 30% trở lên (đối với doanh nghiệp có tổng số nhân sự từ 100 người trở lên)

-       Có tỷ lệ tăng trưởng nhân lực đạt 50% trở lên (đối với doanh nghiệp có tổng số nhân sự dưới 100 người)

c)       Đã đạt các chứng chỉ chất lượng của ngành (CMMI, ISO,..)

d)      Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự , nhân viên đạt đựơc các bằng cấp và chứng chỉ quốc tế.

e)       Ứng dụng thành công các công nghệ và quy trình sản xuất mới giúp tăng năng xuất lao động và hiệu quả kinh doanh.

f)        Có đóng góp tích cực cho các hoạt động xã hội do thành phố phát động. Có công trình hoặc sản phẩm đóng góp quan trọng vào sự phát triển ngành CNTT của Thành phố

g)       Thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước và người lao động.


Đối với cá nhân:

a)       Có sự gắn bó và đóng góp cho ngành công nghệ thông tin – truyền thông của thành phố trên 10 năm;

b)      Có những đề xuất hay quyết sách tác động làm thay đổi quan trọng đối với sự phát triển ngành CNTT của Thành phố;

c)       Có công trình về lĩnh vực CNTT được công nhận trong sự phát triển của Thành phố;

d)      Có đóng góp đặc biệt trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố;

e)       Cá nhân được xã hội, cộng đồng tín nhiệm.

2.6  Sinh viên ngành Công nghệ thông tin – Truyền thông có thành tích nghiên cứu và học tập xuất sắc.

a)       Là sinh viên đang theo học tại các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn thành phố.

b)      Đạt danh hiệu sinh viên giỏi theo cấp độ ưu tiên: Điểm trung bình học lực và điểm rèn luyện: từ 8.0 trở lên.

c)       Thành tích, nghiên cứu học tập :

-       Đạt nhiều học bổng liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin

-       Có chứng nhận, chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin

-       Được nhận làm nghiên cứu sinh

-       Có hoặc tham gia các công trình nghiên cứu khoa học về công nghệ thông tin các cấp; ưu tiên các đề tài hướng đến giải quyết các vấn đề đặt ra trong 6 chương trình đột phá của Thành phố.

-       Đạt các giải thưởng trong các cuộc thi lĩnh vực Công nghệ thông tin.

d)      Thành tích hoạt động:

-       Đạt các danh hiệu và bằng khen các cấp.

-       Tham gia các hoạt động, phong trào: Lớp trưởng, lớp phó học tập, chủ nhiệm câu lạc bộ; Thành viên Ban chấp hành Đoàn, Hội Sinh viên; tham gia tích cực các hoạt động xã hội.

e)       Giải Sinh viên An toàn – An ninh thông tin:

Ngoài ra, cơ cấu giải thưởng cho sinh viên còn có Giải Sinh viên An toàn – An ninh thông tin bao gồm các tiêu chí như sau:

-       Bao gồm các tiêu chí ở trên, bắt buộc phải đạt được chứng chỉ, bằng khen trong các cuộc thi An toàn – An ninh Thông tin.

-       Có hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học về an toàn an ninh thông tin.

-       Có đóng góp thiết thực cho an toàn an ninh thông tin.

Điều 8: Hội đồng tuyển chọn

1.       Hội đồng tuyển chọn có trách nhiệm xem xét và thẩm định các Hồ sơ đăng ký tham gia Giải thưởng để đưa ra kết luận và đánh giá cuối cùng, đề xuất danh sách trao tặng Giải thưởng cho các đơn vị và cá nhân thật sự xứng đáng.

2.       Chủ tịch Hội đồng điều khiển các phiên họp của Hội đồng. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì Phó Chủ tịch Hội đồng thay mặt điều khiển các phiên họp của Hội đồng. Hội đồng làm việc trên nguyên tắc bàn bạc thống nhất của các thành viên có mặt. Các phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tham dự. Các quyết định của Hội đồng chỉ có giá trị khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng biểu quyết đồng ý.

Điều 9: Quy trình xét trao giải thưởng 

1.       Giai đoạn sơ tuyển hồ sơ tham dự Giải thưởng

a)       Đơn vị và cá nhân tham gia Giải thưởng gửi Bản đăng ký và Hồ sơ xét tuyển theo mẫu về Cơ quan thường trực. Đối với Nhóm 6, Hồ sơ xét tuyển do các Trường gửi về Cơ quan thường trực.

b)      Cơ quan thường trực tóm tắt, phân loại hồ sơ để lựa chọn những hồ sơ đạt tiêu chuẩn quy định. Những hồ sơ chưa đầy đủ hay chưa phù hợp sẽ được yêu cầu bổ sung, điều chỉnh trong giai đoạn sơ tuyển. Các hồ sơ không hợp lệ hay không đủ điều kiện để xét và trao Giải thưởng sẽ bị loại.

c)       Cơ quan thường trực thông báo về kết quả xét hồ sơ cho các đơn vị và cá nhân tham gia Giải thưởng.

2.       Giai đoạn xét tuyển

Cơ quan thường trực lập danh sách các hồ sơ đủ tiêu chuẩn và chuyển cho Hội đồng tuyển chọn, đồng thời đăng trên trang tin điện tử của Cơ quan thường trực và trên các phương tiện truyền thông về kết quả sơ tuyển.

3.       Giai đoạn đánh giá

Hội đồng tuyển chọn xem xét, thẩm định các hồ sơ theo danh sách để đưa ra kết luận, đánh giá cuối cùng, đề xuất danh sách trao tặng Giải thưởng và chuyển cho Cơ quan thường trực.

4.       Công nhận kết quả

Căn cứ trên kết luận của Hội đồng tuyển chọn, Cơ quan thường trực trình Ủy ban nhân dân thành phố ra Quyết định công nhận và trao Giải thưởng.

        Điều 10: Xử lý trường hợp có tranh chấp hay khiếu kiện

1.       Trong vòng hai mươi (20) ngày kể từ ngày công bố thông tin về các hồ sơ có đủ điều kiện xét và trao Giải thưởng được đăng tải, bất kỳ khiếu nại nào về việc vi phạm hoặc tranh chấp bản quyền hoặc vi phạm pháp luật của đơn vị và cá nhân đăng ký tham gia Giải thưởng cần được thông báo cho Cơ quan thường trực. Thông báo này phải được lập bằng văn bản có chữ ký của người khiếu nại, ghi rõ địa chỉ kèm theo bản photo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người khiếu nại và được gửi đến Cơ quan thường trực bằng thư bảo đảm.

2.       Cơ quan thường trực sẽ xem xét, đánh giá mức độ vi phạm của đơn vị và cá nhân. Nếu chứng minh được có sự vi phạm thì hồ sơ của đơn vị và cá nhân đó sẽ bị loại, không được phép tiếp tục tham gia xét chọn. Trường hợp đơn vị và cá nhân tham gia xét chọn có vi phạm pháp luật nghiêm trọng sẽ được yêu cầu giải quyết theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

3.       Mọi khiếu nại sau thời hạn nêu trên đều không được Cơ quan thường trực xem xét mà chuyển qua xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 11: Công bố kết quả và trao giải

Lễ công bố và trao giải sẽ được tổ chức vào tháng 11/2015.

Điều 12: Điều khoản khác

1.       Thể lệ này có hiệu lực kể từ ngày 20/07/2015

2.       Cơ quan thường trực giải thưởng có quyền điều chỉnh, bổ sung Thể lệ cho phù hợp với tình hình từng giai đoạn và tình hình phát triển của Thành phố trong các cuộc thi hàng năm nhưng không được trái với Quy chế Giải thưởng do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành tại Quyết định số 40/2013/QĐ-UBND ngày 26/9/2013. Trường hợp có sự điều chỉnh, bổ sung khác với Quy chế Giải thưởng do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành thì cơ quan thường trực sẽ có kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét và quyết định.

3.       Thể lệ này sẽ được đăng tải trên website của Giải thưởng tại địa chỉ:

http://ictawards.ict-hcm.gov.vn/. Các doanh nghiệp, thành viên Hội đồng tuyển chọn và những cá nhân liên quan khác có trách nhiệm đọc kỹ và tuân theo các quy định của Thể lệ này.

 

CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC GIẢI THƯỞNG 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TP.HỒ CHÍ MINH

 

 


 


 


Số lượt người xem: 16844    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm