UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013
|
THỂ LỆ THAM GIA
GIẢI THƯỞNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN V
Điều 1: Giới thiệu chung về Giải thưởng
Giải thưởng Công nghệ Thông tin – Truyền thông (CNTT-TT) thành phố Hồ Chí Minh là giải thưởng chính thức trong lĩnh vực CNTT-TT, được Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố xét và trao tặng hàng năm cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có sản phẩm, dịch vụ và thành tích tiêu biểu đóng góp cho sự phát triển CNTT-TT Thành phố.
Điều 2: Đơn vị tổ chức Giải thưởng
1. Giải thưởng CNTT-TT thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chủ trì. Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan thường trực.
2. Cơ quan thường trực xây dựng và ban hành hướng dẫn tham gia giải thưởng, đánh giá sơ bộ các hồ sơ tham gia giải thưởng, thành lập Hội đồng tuyển chọn và dự thảo Quyết định trao giải thưởng trình UBND Thành phố phê duyệt dựa trên kết luận cuối cùng và đề xuất của Hội đồng tuyển chọn.
3. Địa chỉ liên lạc của Cơ quan thường trực:
Số 59, Lý Tự Trọng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
ĐT: (08) 3520 2727 (số nội bộ 310) Fax: (08) 3620 2424
Website: www.ict-hcm.gov.vn Email: sotttt@tphcm.gov.vn
4. Đơn vị thực hiện: Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền Thông thành phố Hồ Chí Minh.
ĐT: (08) 3823 3717-(số nội bộ 218) Fax: (08) 3822 3989
Website: www.icti-hcm.gov.vn Email: ttcntttt@tphcm.gov.vn
Điều 3: Đối tượng tham gia
Đối tượng được tham gia “Giải thưởng CNTT-TT thành phố Hồ Chí Minh” năm 2013 là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, cung cấp các dịch vụ CNTT-TT và ứng dụng CNTT có tư cách pháp nhân, có đăng ký hay có giấy phép hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Những cá nhân có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển CNTT-TT thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 4: Cơ cấu giải thưởng
1. Giải thưởng được xét và trao tặng cho 5 nhóm giải thưởng ở các lĩnh vực sau:
(1). Đơn vị có sản phẩm và giải pháp phần mềm tiêu biểu;
(2). Đơn vị có sản phẩm phần cứng tiêu biểu;
(3). Đơn vị cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tiêu biểu;
(4). Đơn vị ứng dụng CNTT-TT tiêu biểu;
(5). Tổ chức hoặc cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển CNTT-TT Thành phố.
2. Các Đơn vị có thể đăng ký tham gia Giải thưởng cho nhiều nhóm danh hiệu khác nhau trong mỗi nhóm Giải thưởng, tuy nhiên mỗi nhóm danh hiệu chỉ được đăng ký xét và trao giải cho một sản phẩm (Trừ nhóm Giải thưởng 4).
3. Các Đơn vị đã được trao Giải thưởng vẫn có quyền được tham gia xét và trao Giải thưởng ở các năm tiếp theo nếu có thành tích đặc biệt xuất sắc, đáp ứng được tiêu chuẩn và tiêu chí của Giải thưởng nêu tại điều 7 của Thể lệ này.
Điều 5: Thời hạn và thủ tục đăng ký dự thi
1. Các Đơn vị đăng ký tham gia nộp bộ Hồ sơ đề nghị xét và trao tặng Giải thưởng bao gồm:
a) Hồ sơ tham gia Giải thưởng theo mẫu (kèm theo đĩa CD mô tả chương trình nếu đăng ký nhóm giải thưởng Doanh nghiệp có sản phẩm và giải pháp phần mềm tiêu biểu quy định tại điều 4 của thể lệ này).
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh đối với doanh nghiệp hoặc chi nhánh.
c) Các văn bản xác nhận, giấy chứng nhận và các tài liệu có liên quan khác kèm theo.
2. Bộ Hồ sơ được gửi bằng đường Bưu điện (đảm bảo) hoặc gửi trực tiếp về cơ quan thường trực giải thưởng chậm nhất là 17h ngày 12/05/2013 (theo dấu Bưu điện).
Điều 6: Quyền lợi của các Đơn vị, cá nhân được trao tặng Giải thưởng
1. Đơn vị, cá nhân được xét và trao tặng Giải thưởng được Chủ tịch UBND thành phố tặng bằng khen kèm theo tiền thưởng. Tiền thưởng được trích từ Quỹ thi đua khen thưởng của thành phố và từ các nguồn tài trợ (nếu có).
2. Các Đơn vị, cá nhân được trao tặng Giải thưởng được phép quảng bá, tuyên truyền về các sản phẩm, dịch vụ và thành tích của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, được đại diện cho ngành CNTT-TT Thành phố tham gia các cuộc thi và giải thưởng chuyên ngành cấp quốc gia và quốc tế khác.
Điều 7: Tiêu chuẩn và tiêu chí tham gia giải thưởng
1. Tiêu chuẩn:
1.1 Tiêu chuẩn chung về tư cách hợp lệ của Đơn vị dự thi:
- Doanh nghiệp hoặc chi nhánh phải có đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập hay giấy phép hoạt động (đối với các tổ chức không phải doanh nghiệp) tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Thực hiện và cung cấp đầy đủ một trong những loại báo cáo sau:
a) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 hoặc báo cáo hoạt động liên quan đến hoạt động CNTT của đơn vị (nếu không phải là doanh nghiệp) năm 2010, 2011, 2012.
b) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2010, 2011, 2012 (nếu là doanh nghiệp).
c) Báo cáo quyết toán hoặc xác nhận báo cáo thuế của cơ quan quản lý thuế năm 2010, 2011, 2012 (nếu là doanh nghiệp).
1.2 Tiêu chuẩn về tính hợp lệ của sản phẩm, giải pháp:
a) Sản phẩm, giải pháp, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng do doanh nghiệp tự phát triển hoặc phát triển sản phẩm, dịch vụ trên nền của một sản phẩm, dịch vụ có sẵn. Riêng đối với các sản phẩm phần cứng phải do doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam.
b) Doanh nghiệp cần có cam kết hoặc giấy chứng nhận về sở hữu trí tuệ, bản quyền phần mềm, kiểu dáng công nghiệp phần cứng (hoặc giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu), phải đảm bảo tính chính xác và chịu trách nhiệm trong thông tin cung cấp về sản phẩm, giải pháp, dịch vụ đăng ký tham dự.
c) Trường hợp sử dụng mã nguồn, thiết kế của người khác/tổ chức khác thì phải nêu rõ và kèm theo ý kiến chấp thuận cho phép sử dụng mã nguồn trong sản phầm, giải pháp dự thi.
d) Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tham gia nhóm giải thưởng 4 về ứng dụng CNTT-TT:
- Nếu doanh nghiệp tự phát triển sản phẩm, giải pháp ứng dụng tại đơn vị thì phải đảm bảo tiêu chuẩn (a), (b), (c) nêu trên về tính hợp lệ của sản phẩm, giải pháp.
- Nếu doanh nghiệp là đơn vị ứng dụng CNTT-TT thuần túy thì phải có các chứng từ, văn bản chứng minh về tính hợp lệ của sản phẩm từ đơn vị cung cấp sản phẩm, giải pháp, dịch vụ cho đơn vị mình. Đồng thời phải có báo cáo phân tích đánh giá rõ hiệu quả của việc ứng dụng.
2. Tiêu chí:
2.1 Doanh nghiệp có sản phẩm và giải pháp phần mềm tiêu biểu
STT
|
Nội dung tiêu chí
|
I
|
Đánh giá tính phổ biến, ưu việt trong thực tế triển khai của sản phẩm và giải pháp phần mềm
|
1.
|
Tính phổ biến của sản phẩm, giải pháp phần mềm:
- Sản phẩm, giải pháp phần mềm đáp ứng, giải quyết các nhu cầu cấp thiết của xã hội (chẩn đoán bệnh từ xa, chữ ký số, thông báo kẹt xe, quản lý đóng thuế, đóng thuế qua internet...)
- Sản phẩm, giải pháp phần mềm có doanh số cao, chiếm thị phần lớn trên thị trường.
- Có số lượng lớn cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng, triển khai sản phẩm, giải pháp.
- Có số lượng lớn người sử dụng sản phẩm, giải pháp.
- Tính thân thiện, tiện dụng đối với người dùng.
|
2.
|
Tính ưu việt của sản phẩm, giải pháp phần mềm so với các sản phẩm, giải pháp phần mềm hiện có trên thị trường:
- Giải pháp bảo mật thông tin.
- Khả năng tương thích.
- Khả năng phát triển mở rộng, giải pháp kỹ thuật.
- Áp dụng ngôn ngữ lập trình mới, tiên tiến.
- Các thuật toán sử dụng.
|
II
|
Các nội dung bổ sung (Để xét điểm cộng thêm)
|
1
|
Sản phẩm đã đạt được các giải thưởng trong thời gian 2 năm trở lại đây
|
2
|
Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao hơn về doanh số, thị phần, lợi nhuận và nhân lực (so sánh tăng trưởng của doanh số, thị phần, lợi nhuận và nhân lực của doanh nghiệp trong ít nhất 3 năm gần đây)
|
3
|
Doanh nghiệp đã đạt các chứng chỉ chất lượng của ngành (ISO, CMMi, …)
|
4
|
Sản phẩm đã được đăng ký và cấp giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ, bản quyền phần mềm, giải pháp bảo vệ bản quyền.
|
2.2 Doanh nghiệp có sản phẩm phần cứng tiêu biểu
STT
|
Nội dung tiêu chí
|
I
|
Tính phổ biến của sản phẩm phần cứng
|
|
- Sản phẩm có doanh số cao, chiếm thị phần lớn trên thị trường.
- Sản phẩm có số lượng tiêu thụ lớn, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.
- Thời gian bảo hành trên 1 năm.
|
II
|
Các nội dung đánh giá bổ sung (Để xét điểm cộng thêm)
|
1
|
Sản phẩm đã đạt được các giải thưởng trong thời gian 2 năm trở lại đây.
|
2
|
Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao hơn về doanh số, thị phần, lợi nhuận và nhân lực (so sánh tăng trưởng của doanh số, thị phần, lợi nhuận và nhân lực của doanh nghiệp trong ít nhất 3 năm gần đây).
|
3
|
Đạt được các tiêu chuẩn, chứng chỉ (trong nước và quốc tế) về chất lượng của ngành như: ISO,… Có dây chuyền sản xuất công nghiệp.
|
4
|
Sản phẩm đã được đăng ký và cấp giấy chứng nhận sở hữu kiểu dáng công nghiệp hoặc thương hiệu.
|
2.3 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tiêu biểu
STT
|
Nội dung tiêu chí
|
I
|
Đánh giá tính phổ biến của dịch vụ
|
1
|
Dịch vụ có doanh số cao, chiếm thị phần lớn trên thị trường.
|
2
|
Có số lượng lớn người sử dụng dịch vụ.
|
II
|
Các nội dung bổ sung (Để xét điểm cộng thêm)
|
1
|
Sản phẩm, dịch vụ đã đạt được các giải thưởng trong thời gian 2 năm trở lại đây.
|
2
|
Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao hơn về doanh số, thị phần, lợi nhuận và nhân lực (so sánh tăng trưởng của doanh số, thị phần, lợi nhuận và nhân lực của doanh nghiệp trong ít nhất 2 năm gần đây).
|
3
|
Dịch vụ đã được đăng ký và cấp giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ, bản quyền phần mềm, bản quyền tác giả. Các chứng chỉ chất lượng hiện có.
|
2.4 Doanh nghiệp ứng dụng CNTT-TT tiêu biểu (Chi tiết tại Phụ lục )
STT
|
Nội dung tiêu chí
|
I
|
Đầu tư đồng bộ về trang thiết bị CNTT - TT tại đơn vị
|
1.
|
Hạ tầng
|
1.1
|
Trang web.
|
1.2
|
Giải pháp mạng tổng thể.
|
a)
|
Có mạng nội bộ (LAN).
|
b)
|
Có trang bị hệ thống bảo mật, an toàn thông tin (phần cứng, phần mềm, quy chế, bảo mật nhân sự)
|
c)
|
Có trang bị hệ thống an toàn, dự phòng điện, chống sét và phòng chống cháy nổ.
|
d)
|
Các dịch vụ khác (bảo mật, wireless, VPN, Video conferencing, Voice IP,…)
|
1.3
|
Trang thiết bị phần cứng.
|
1.4
|
Trang bị hệ thống chữ ký số.
|
2.
|
Ứng dụng phần mềm
|
2.1
|
Phần mềm thông dụng.
|
2.2
|
Phần mềm chuyên dụng.
|
2.3
|
Tính hệ thống phần mềm (tính liên thông tích hợp, chia sẻ thông tin giữa các phần mềm).
|
2.4
|
Có sử dụng phần mềm nguồn mở.
|
II
|
Nguồn nhân lực
|
1.
|
Có cán bộ chuyên trách CNTT (chuyên viên quản trị hệ thống, phần mềm ứng dụng…).
|
2.
|
Có lãnh đạo về CNTT (CIO).
|
3.
|
Trình độ CNTT của đội ngũ nhân viên.
|
4.
|
Quá trình phát triển, chuẩn hóa đội ngũ nhân sự (trong đó có trình độ về CNTT).
|
III
|
Tính hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong quá trình quản lý sản xuất, kinh doanh
|
1.
|
Tăng năng suất, tiết kiệm chi phí.
|
2.
|
Tăng cường hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, giám sát.
|
3.
|
Đổi mới, chuẩn hóa quy trình.
|
4.
|
Tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong quy trình phục vụ.
|
VI
|
Các nội dung bổ sung (Để xét điểm cộng thêm)
|
1
|
Doanh nghiệp đạt các chứng chỉ chất lượng của ngành (ISO,…)
|
2
|
Có sự đánh giá tốt của khách hàng, đối tác.
|
2.5 Tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển CNTT-TT Thành phố.
v Đối với cá nhân (1 giải)
- Có sự gắn bó và đóng góp cho sự phát triển CNTT của thành phố trên 10 năm;
- Có những đề xuất hay quyết sách tác động làm thay đổi quan trọng đối với sự phát triển CNTT của Thành phố;
- Có công trình về lĩnh vực CNTT được công nhận trong sự phát triển của Thành phố;
- Có đóng góp đặc biệt trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố thông qua những con người cụ thể;
- Cá nhân được xã hội, cộng đồng tín nhiệm.
v Đối với tổ chức (2 giải)
- Thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước và người lao động;
· Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định quản lý về ngành CNTT-TT của Nhà nước.
· Thực hiện tốt các chủ trưởng chính sách về CNTT-TT của Nhà nước.
· Thực hiện đúng Luật Lao động do nhà nước quy định.
- Phát triển và nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên (có chương trình đào tạo CNTT-TT cho nhân viên, nhiều nhân viên đạt được các bằng cấp và chứng chỉ quốc tế);
- Doanh nghiệp đã đạt các chứng chỉ chất lượng của ngành (CMMI, ISO..);
- Đơn vị có những công trình hay sản phẩm hiệu quả đóng góp quan trọng vào sự phát triển ngành CNTT của Thành phố;
- Đơn vị có công đặc biệt trong thu hút đầu tư hay quảng bá hình ảnh ngành CNTT của thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 8: Hội đồng tuyển chọn
1. Hội đồng tuyển chọn có trách nhiệm xem xét và thẩm định các Hồ sơ đăng ký tham gia Giải thưởng để đưa ra kết luận và đánh giá cuối cùng, đề xuất danh sách trao tặng Giải thưởng cho các đơn vị và cá nhân thật sự xứng đáng.
2. Chủ tịch Hội đồng điều khiển các phiên họp của Hội đồng. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì Phó Chủ tịch Hội đồng thay mặt điều khiển các phiên họp của Hội đồng. Hội đồng làm việc trên nguyên tắc bàn bạc thống nhất của các thành viên có mặt. Các phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tham dự. Các quyết định của Hội đồng chỉ có giá trị khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng biểu quyết đồng ý.
Điều 9: Quy trình xét trao giải thưởng
Bước 1:
- Đơn vị và cá nhân tham giai Giải thưởng gửi bộ Hồ sơ xét tuyển theo mẫu về Cơ quan thường trực.
- Cơ quan thường trực tóm tắt, phân loại hồ sơ để lựa chọn những hồ sơ đạt tiêu chuẩn quy định. Những hồ sơ chưa đầy đủ hay chưa phù hợp sẽ được yêu cầu bổ sung, điều chỉnh trong giai đoạn sơ tuyển, các hồ sơ không hợp lệ hay không đủ điều kiện để xét và trao Giải thưởng sẽ bị loại.
- Cơ quan thường trực sẽ mời các chuyên gia tư vấn đánh giá các hồ sơ tham gia Giải thưởng. Ý kiến đánh giá của các chuyên gia sẽ là một trong những cơ sở để cơ quan thường trực tham khảo trong quá trình xét sơ tuyển các hồ sơ tham gia Giải thưởng và bổ sung thêm thông tin cho việc xem xét, thẩm định của Hội đồng tuyển chọn.
- Cơ quan thường trực sẽ có thông báo về kết quả xét hồ sơ cho các đơn vị và cá nhân tham gia Giải thưởng. Việc khiếu nại và xử lý các tranh chấp thực hiện theo điều 10 tại Thể lệ này.
Bước 2: Cơ quan thường trực lập danh sách các hồ sơ đủ tiêu chuẩn và chuyển cho Hội đồng tuyển chọn, đồng thời đăng trên trang tin điện tử của Cơ quan thường trực và trên các phương tiện truyền thông về kết quả sơ tuyển.
Bước 3: Hội đồng tuyển chọn xem xét, thẩm định các hồ sơ theo danh sách để đưa ra kết luận, đánh giá cuối cùng, đề xuất danh sách trao tặng Giải thưởng.
Bước 4: UBND Thành phố ra Quyết định công nhận và trao Giải thưởng.
Điều 10: Xử lý trường hợp có tranh chấp hay khiếu kiện
1. Trong vòng hai mươi (20) ngày kể từ ngày công bố thông tin về các hồ sơ có đủ điều kiện xét và trao Giải thưởng được đăng tải theo điều 9, bước 2 của Thể lệ này, bất kỳ khiếu nại nào về việc vi phạm hoặc tranh chấp bản quyền hoặc vi phạm pháp luật của đơn vị và cá nhân đăng ký tham gia Giải thưởng cần được thông báo cho Cơ quan thường trực. Thông báo này phải được lập bằng văn bản có chữ ký của người khiếu nại, ghi rõ địa chỉ kèm theo bản photo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người khiếu nại và được gửi đến Cơ quan thường trực bằng thư bảo đảm.
2. Cơ quan thường trực sẽ xem xét, đánh giá mức độ vi phạm của đơn vị và cá nhân. Nếu chứng minh được có sự vi phạm thì hồ sơ của đơn vị và cá nhân đó sẽ bị loại, không được phép tiếp tục tham gia xét chọn. Trường hợp đơn vị và cá nhân tham gia xét chọn có vi phạm pháp luật nghiêm trọng sẽ được yêu cầu giải quyết theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Mọi khiếu nại sau thời hạn nêu trên đều không được Cơ quan thường trực xem xét mà chuyển qua xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 11: Công bố kết quả và trao giải
Lễ công bố và trao giải sẽ được tổ chức vào tháng 6/2013.
Điều 12: Điều khoản khác
1. Thể lệ này có hiệu lực kể từ ngày 12/03/2013
2. Cơ quan thường trực giải thưởng có quyền điều chỉnh, bổ sung Thể lệ cho phù hợp với tình hình từng giai đoạn và tình hình phát triển của Thành phố trong các cuộc thi hàng năm nhưng không được trái với Quy chế Giải thưởng do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành tại Quyết định số 128/2007/QĐ-UBND ngày 29/10/2007. Trường hợp có sự điều chỉnh, bổ sung khác với Quy chế Giải thưởng do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành thì cơ quan thường trực sẽ có kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét và quyết định.
3. Thể lệ này sẽ được đăng tải trên website của cơ quan thường trực giải thưởng tại địa chỉ: http://www.ict-hcm.gov.vn. Các doanh nghiệp, thành viên Hội đồng tuyển chọn và những người liên quan khác có trách nhiệm đọc kỹ và tuân theo các quy định của Thể lệ này.
4. Thể lệ này là cơ sở để tổ chức các cuộc thi cho những năm sau.
CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC GIẢI THƯỞNG
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TP.HỒ CHÍ MINH
Phụ lục :
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG CNTT
HIỆU QUẢ NHẤT
I. Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ phục vụ công tác quản lý điều hành
1.1. Nhân lực CNTT - TT
a. Số lượng cán bộ chuyên môn (cán bộ làm việc ở các đơn vị hành chính, phòng ban chức năng, chuyên môn, lãnh đạo các đơn vị): ____________ người
b. Lãnh đạo về CNTT (CIO): Có Không
c. Tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc (ít nhất 1 lần một ngày): _____________%
d. Đào tạo nâng cao trình độ tin học cho nhân viên: ….. người hoặc ….. lần/năm
e. Doanh nghiệp có bộ phận (cán bộ) phụ trách công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT):
+ Có Không
+ Nếu có: Số lượng cán bộ: ......
+ Nếu không: DN có thuê dịch vụ quản lý CNTT-TT không?: Có Không
1.2. Hạ tầng
a. Hạ tầng thiết bị
- Máy tính để bàn:
|
_____ chiếc
|
- Máy chiếu (projector):
|
_____ chiếc
|
- Máy tính xách tay:
|
_____ chiếc
|
- Máy quét (scanner):
|
_____ chiếc
|
- Máy in:
|
_____ chiếc
|
- Máy chủ (server):
|
_____ chiếc
|
- Máy fax:
|
_____ chiếc
|
- Tổng đài điện thoại:
|
_____ chiếc
|
b. Hạ tầng mạng nội bộ
- DN có hệ thống mạng máy tính nội bộ không (LAN, WAN, hoặc intranet):
Có Không
- DN có hệ thống mạng không dây nội bộ không (Wifi):
Có Không
c. Kết nối Internet
- DN có kết nối Internet:
+ Có Không
+ Nếu có, loại hình kết nối Internet của DN:
Kết nối qua đường điện thoại (1260, 1269, 1280)
ADSL hoặc DSL
Thuê đường truyền (Leased line)
Loại khác (nêu rõ)________________________
1.3. Ứng dụng
a. Ứng dụng thư điện tử
DN có sử dụng thư điện tử (email) trong công việc:
- Có Không
- Nếu có:
+ Số cán bộ chuyên môn biết sử dụng emai trong công việc/tổng số cán bộ chuyên môn: ________/_________
+ DN sử dụng hệ thống email nào:
Hệ thống email riêng của DN (có tên miền riêng của DN. VD: abc@tencongty.com, xyz@tencongty.com.vn,...)
Hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ Internet (VD: abc@vnn.vn, xyz@fpt.com.vn,...)
Hệ thống của nhà cung khác (VD: abc@yahoo.com, xyz@hotmail.com,...), Nêu rõ: __________________________
b. Ứng dụng Internet
Mục đích sử dụng Internet của DN:
Tìm kiếm thông tin
Trao đổi thông tin (email, chat…)
Quảng cáo, tiếp thị (marketing) cho sản phẩm/ dịch vụ của mình
Điện thoại internet
Tiếp nhận và quản lý các đơn đặt hàng
Sử dụng dịch vụ tài chính/ ngân hàng qua mạng
Tham gia kê khai thuế qua mạng
Mục đích khác (nêu rõ) _____________________________________ ________________________________________________________________
c. Quản lý điều hành
DN hiện đang sử dụng các phần mềm nào để phục vụ việc điều hành, quản lý nguồn lực, sản xuất, kinh doanh, tài chính,...:
Phần mềm điều hành, quản lý, lưu trữ công văn, tài liệu
+ Tên phần mềm: _______________________________________
+ Tỉ lệ công văn tài liệu được quản lý lưu trữ: ______%
Phần mềm kế toán,
Tên phần mềm: _________________________________________
Phần mềm quản lý nhân sự,
Tên phần mềm: _________________________________________
Phần mềm quản lý tài sản,
Tên phần mềm: _________________________________________
Phần mềm quản lý kho, nguyên vật liệu,
Tên phần mềm: _________________________________________
Phần mềm quản lý khách hàng (CRM)
Tên phần mềm: _________________________________________
Phần mềm Quản lý các nhà cung cấp, các đối tác (SCM)
Tên phần mềm: _________________________________________
Phần mềm Quản lý hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp (ERP)
Tên phần mềm: ________________________________________
Phần mềm quản lý đặc thù của DN (VD: QL khách sạn, nhà hàng,...)
Tên phần mềm:_________________________________________
Phần mềm khác:
Tên phần mềm:_________________________________________
d. Tính hệ thống phần mềm (tính liên thông tích hợp, chia sẻ thông tin giữa các phần mềm):..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
e. Bảo mật
- Các giải pháp lưu trữ, bảo vệ dữ liệu nội bộ (nêu rõ tên giải pháp/phần mềm):
- DN có sử dụng phần mềm bảo mật và phòng chống vi-rút:
+ Có Không
+ Nếu có, liệt kê tên các phần mềm được sử dụng: _______________
- DN có sử dụng các phần mềm tự do/mã nguồn mở không?
+ Có Không
+ Nếu có, xin nêu rõ tên các phần mềm:________________________
___________________________________________________________
1.4. Đầu tư
a) Ước tính tỷ lệ đầu tư trung bình cho CNTT-TT trên tổng chi phí hoạt động thường niên trong 3 năm 2010, 2011, 2012: __________%
b) Ước tính tỷ lệ đầu tư cho CNTT-TT trên tổng chi phí hoạt động thường niên năm 2010: __________%
1.5. Quy chế thúc đẩy ứng dụng CNTT trong DN
a. DN có chiến lược ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh:
Có Không
b. DN có chính sách về an toàn bảo mật hệ thống:
Có Không
c. DN có chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho CNTT-TT:
Có Không
d. Chính sách quản lý chất lượng bằng ISO:
Có Không
1.6. Đánh giá hiệu quả khi ứng dụng CNTT-TT trong nội bộ DN
a. DN giảm được bao nhiêu % chi phí tác nghiệp: _______%
b. DN giảm được bao nhiêu % thời gian tác nghiệp:_______%
c. Việc ứng dụng CNTT-TT có giúp DN tối ưu được quy trình nghiệp vụ:
Có Không
d. Việc ứng dụng CNTT-TT mang lại hiệu quả lớn nhất cho DN trong lĩnh vực nào:
Quản lý nguồn lực nhân sự
Quản lý tài chính
Quản lý tài sản, nguyên vật liệu
Quản lý sản xuất, kinh doanh
Lĩnh vực khác: ____________________________________________
II. Ứng dụng Thương mại Điện tử
1. DN có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử (TMĐT) không?
Có (Số lượng ..…………) Không
2. DN đã hoặc đang có dự án hay chiến lược về phát triển và ứng dụng TMĐT không?
Có Không
3. DN có tham gia các sàn giao dịch TMĐT không?
Có Không
Nếu có:
+ Nêu rõ tên các sàn giao dịch TMĐT đang tham gia và thời gian gia nhập sàn: ___________________________________________________________
+ DN đã ký được bao nhiêu hợp đồng thông qua các thông tin chào bán/chào mua trên các sàn TMĐT: ________________
4. Doanh nghiệp có triển khai ứng dụng EDI (trao đổi dữ liệu điện tử) trong giao dịch với đối tác không?
Có Không
5. Doanh nghiệp có website không?
Có Không
Nếu có:
+ Địa chỉ website: _____________________________________
+ Website có những tính năng gì?
Giới thiệu về doanh nghiệp
Giới thiệu về sản phẩm
Cho phép đặt hàng trực tuyến
Cho phép thanh toán trực tuyến
Khác (nêu cụ thể) _______________________________
+ Tần suất cập nhật thông tin trên website?
Hàng ngày
Hàng tuần
Hàng tháng
Thỉnh thoảng
6. DN chấp nhận những phương thức thanh toán nào đối với khách hàng?
Tiền mặt khi giao hàng
Chuyển tiền qua bưu điện
Chuyển khoản qua ngân hàng
Khác (nêu cụ thể) _________________________________________
7. Hiệu quả từ thương mại điện tử
a. Ước tính tỷ lệ đầu tư TMĐT trên tổng chi phí hoạt động thường niên năm 2010: ______%
b. Ước tính doanh thu từ các đơn đặt hàng qua phương tiện điện tử (điện thoại, fax, website, email) chiếm bao nhiêu phần trăm tổng doanh thu hàng năm của DN: _______%
c. Đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng thương mại điện tử đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Tác động
|
0: không hiệu quả .... 4: rất hiệu quả
|
Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có
|
0
|
1
|
2
|
3
|
4
|
Thu hút khách hàng mới
|
0
|
1
|
2
|
3
|
4
|
Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp
|
0
|
1
|
2
|
3
|
4
|
Tăng doanh số
|
0
|
1
|
2
|
3
|
4
|
Giảm chi phí kinh doanh
|
0
|
1
|
2
|
3
|
4
|
Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của DN
|
0
|
1
|
2
|
3
|
4
|
Tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ
|
0
|
1
|
2
|
3
|
4
|